Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024
Trang chủXét nghiệm và tiêm phòngCác xét nghiệm cần thiếtXét nghiệm viêm gan b trong thai kỳ có quan trọng?

Xét nghiệm viêm gan b trong thai kỳ có quan trọng?

Viêm gan B là bệnh lý gây viêm gan do siêu vi có ái tính với gan nhóm B. Đây là một trong các bệnh lý thường gặp có con đường lây truyền qua máu và dịch tiết từ cơ thể. Trong đó, con đường từ mẹ sang con trong thai kỳ là một trong các đường quan trọng cần quan tâm nhiều nhất nhằm giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong cộng đồng. Để được như vậy, việc tầm soát bằng xét nghiệm viêm gan B trong khám thai lần đầu là vô cùng cần thiết.

1. Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus HBV tấn công gan. Khi mọi người mắc bệnh này triệu chứng có thể có như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, đau bụng…Viêm gan B lây nhiễm qua việc tiếp xúc gần với máu của người bệnh, các chất dịch cơ thể khác hoặc qua quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp tránh thai như bao cao su.

2. Các triệu chứng của viêm gan B trong thai kỳ

Trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm gan B lần đầu, các dấu hiệu bao gồm:

  • Vàng da.
  • Da hoặc lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng và nước tiểu của chuyển sang màu nâu hoặc cam.
  • Phân màu sáng.
  • Sốt.
  • Mệt mỏi kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
  • Vấn đề dạ dày như chán ăn, buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng.

3. Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Virus viêm gan B sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu. Virus viêm gan B không có khả năng truyền qua nhau thai nên sẽ không gây ảnh hưởng nhiều cho quá trình phát triển của thai nhi như những loại virus khác (rubella, cúm,…). Mẹ bầu bị nhiễm virus HBV không phải là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, nhưng tỷ lệ trẻ khi sinh bị nhẹ cân sẽ cao hơn.

Nếu bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu sẽ có nguy cơ sinh non. Do vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị viêm gan B chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.

Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ cao đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và truyền virus cho người khác. Khi đến giai đoạn trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan.

4. Thời điểm virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con

Có 3 thời điểm virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con: Trong khi mang thai, trong lúc chuyển dạ và thời kỳ cho con bú.

4.1. Trong giai đoạn mang thai
Tỷ lệ virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai rất thấp

Tỷ lệ virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai rất thấp, không quá 2%. Nguyên nhân là do giữa máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau mà được ngăn cách bởi một hàng rào nhau thai, đây cũng là nơi trao đổi chất dinh dưỡng.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhau thai sẽ gồm 4 lớp: Nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Nhưng sau tháng thứ 4 – giai đoạn sau thai nghén thì lá nuôi tế bào sẽ biến mất, lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng và mô liên kết giảm đi đáng kể. Dẫn đến hàng rào nhau thai trở lên rất mỏng manh.

Vì thế chỉ cần một chấn động nhẹ cũng dẫn đến làm tổn thương hàng rào nhau thai, tăng khả năng máu của mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi làm lây truyền virus viêm gan B.

4.2. Trong lúc chuyển dạ

Tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con trong giai đoạn này lên tới hơn 90%. Lúc chuyển dạ cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau thai bám cũng bị co thắt có thể khiến cho máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con, hoặc lúc trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo cũng khiến trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.

4.3. Thời kỳ cho con bú
Khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong thời kỳ cho bé bú khá hiếm xảy ra

Khả năng lây nhiễm trong thời kỳ này rất thấp, cực kỳ hiếm các trường hợp trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian bú mẹ. Mặc dù đã phát hiện DNA virus HBV có trong sữa non của bà mẹ có HBsAg dương tính nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.

Nếu xảy ra trường hợp bị nhiễm trong giai đoạn này, nguyên nhân có thể do vấn đề tổn thương đầu vú của mẹ, tổn thương miệng của trẻ, huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú trực tiếp.

Vì vậy các bà mẹ bị viêm gan B khi cho con bú cần phải tập chăm sóc phòng ngừa chảy máu khi nứt núm vú bằng cách cho trẻ bú đúng cách và giữ gìn vệ sinh đầu vú trước và sau khi trẻ bú.

5. Chẩn đoán viêm gan B

Trên cơ sở lâm sàng, không thể phân biệt viêm gan B với viêm gan do các tác nhân virus khác gây ra, do đó, việc xác nhận chẩn đoán trong phòng thí nghiệm là rất cần thiết. Một số xét nghiệm máu có sẵn để chẩn đoán và theo dõi những người bị viêm gan B. Chúng có thể được sử dụng để phân biệt nhiễm trùng cấp tính và mãn tính.

Chẩn đoán nhiễm trùng viêm gan B trong phòng thí nghiệm tập trung vào việc phát hiện kháng nguyên bề mặt viêm gan B HBsAg

6. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm HBsAg để chẩn đoán bệnh viêm gan B

  • Nếu HBsAg âm tính: Bệnh nhân không bị mắc viêm gan B. Khi nghi ngờ bệnh nhân bị phơi nhiễm viêm gan B hoặc có nguy cơ bị phơi nhiễm cao thì cần làm thêm xét nghiệm Anti-HBc để biết chính xác
  • Nếu HBsAg dương tính: Bệnh nhân đang bị nhiễm virus viêm gan B. Virus này sẽ tăng nhanh chóng trong khoảng 10 tuần nhiễm bệnh.

Trường hợp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì virus có thể giảm dần và dần biến mất trong khoảng 4 – 6 tháng tiếp theo. Nếu cơ thể khỏi bệnh thì bệnh nhân sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời với virus viêm gan B. Bệnh nhân nên đi khám và xét nghiệm viêm gan B lại sau 6 tháng để kiểm tra.

Trường hợp sức khỏe yếu, không thể đẩy lùi được virus thì bệnh nhân sẽ bị viêm gan B mãn tính. Trường hợp này được xác định khi kết quả xét nghiệm HBsAg lại sau 6 tháng vẫn dương tính. Nếu bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính thì sẽ phải làm thêm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan như: xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa và các xét nghiệm sinh học phân tử như: HBV-DNA (đếm số lượng virus trong cơ thể). Do đó, để xác định bệnh nhân có bị viêm gan B mạn tính hay không cần xét nghiệm HBsAg ít nhất 2 lần

7. Phòng ngừa viêm gan B

Cách phòng ngừa viêm gan B tốt nhất cho bà bầu là tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Cách phòng ngừa viêm gan B tốt nhất cho các bà mẹ đó là nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B trước và trong khi đang mang thai. Tuy nhiên, dù ở trong thời điểm nào thì cơ thể của mẹ chưa có virus HBV thì mới có thể phòng được, còn nếu đã bị viêm gan B thì không thể phòng ngừa. 

Ngoài ra cần sàng lọc HBsAg cho phụ nữ trong mỗi lần mang thai:

  • Nếu kết quả dương tính với HBsAg tiếp tục làm xét nghiệm HBV DNA từ đó sử dụng liệu pháp kháng virus của mẹ trong thai kỳ.
  • Thực hiện liệu pháp dự phòng cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh, bao gồm việc tiêm vắc xin viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh
  • Tiêm vắc xin cho tất cả trẻ sơ sinh, với liều đầu tiên được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Cách phát hiện viêm gan B ở phụ nữ mang thai hiệu quả nhất là thực hiện xét nghiệm tầm soát khi khám thai lần đầu. Hơn nữa, đây cũng là nhóm đối tượng nguy cơ cao do có khả năng nhiễm viêm gan B khi trong quá trình can thiệp chuyển dạ, do đó, cần khuyến cáo các bà bầu tiêm vắc xin viêm gan B để vừa dự phòng cho chính mình và con trẻ về sau.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments