Thứ Ba, Tháng Mười Hai 17, 2024
Trang chủChăm sóc trẻ sơ sinhNhững rắc rối của trẻ sơ sinhCách xoa dịu trẻ khóc khi ngủ vào ban đêm

Cách xoa dịu trẻ khóc khi ngủ vào ban đêm

Khi trẻ bắt đầu quấy khóc trong lúc ngủ vào ban đêm, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể lo lắng rằng có điều gì đó không ổn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đối với trẻ sơ sinh, khóc trong khi ngủ là một giai đoạn không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sẽ là một thách thức lớn đối với các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ.

Trong bài viết này, chúng tôi xem xét lý do tại sao trẻ có thể khóc khi ngủ, cách xoa dịu trẻ và chu kỳ ngủ bình thường ở trẻ có thể diễn ra ở các độ tuổi khác nhau.

Tại sao trẻ lại khóc khi ngủ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể càu nhàu, khóc hoặc la hét khi ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là: 

  1. Cơ thể của trẻ còn rất nhỏ vẫn chưa làm chủ được những thách thức của một chu kỳ ngủ thông thường, vì vậy việc trẻ thường xuyên thức giấc hoặc phát ra âm thanh lạ trong giấc ngủ là điều thường thấy.
  2. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là hình thức giao tiếp chính của các con với thế giới xung quanh.
  3. Miễn là em bé không có thêm các triệu chứng khác chẳng hạn như các dấu hiệu ốm hoặc đau, thì việc em bé khóc đêm là bình thường về mặt phát triển và không phải là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.
  4. Khi trẻ sơ sinh phát triển nhiều cách để thể hiện bản thân hơn, khóc khi ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp ác mộng hoặc kinh hoàng về đêm. Trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn khóc khi ngủ, đặc biệt là khi di chuyển trên giường hoặc phát ra âm thanh khác, có thể đang bị kinh hoàng về đêm.
  5. Ác mộng xảy ra khi em bé ngủ: những nỗi kinh hoàng về đêm xảy ra khi con đi vào giấc ngủ sâu, khi gặp điều này con sẽ khóc và khó ngủ lại được vì sợ hãi. Chứng khiếp sợ ban đêm tương đối hiếm và thường xảy ra ở trẻ em từ 4 đến 12 tuổi, mặc dù người ta đã báo cáo rằng chứng sợ hãi ban đêm có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh 18 tháng tuổi. Những cơn kinh hoàng về đêm có thể dễ xảy ra hơn nếu trẻ bị ốm hoặc thiếu ngủ.
Có nhiều nguyên nhân khiến con quấy khóc vào ban đêm nhưng nếu không đi kèm với những biểu hiện khác thì đây là hiện tượng bình thường

Cách xoa dịu em bé khi khóc vào đêm

Khi em bé đột nhiên khóc trong lúc ngủ, con sẽ tự bình tĩnh và ngủ lại. Nếu con vẫn tiếp tục khóc, hãy thử vỗ về con bằng những lời nói nhẹ nhàng hoặc xoa lưng, bụng của con. Điều này có thể giúp con ngủ lại ngon giấc và ngừng khóc.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ khi ngủ có thể cảm thấy thoải mái.

Người nhà nên quan sát thói quen giấc ngủ của con: một số trẻ phát ra tiếng khóc nhẹ khi chìm sâu vào giấc ngủ hoặc ngay trước khi thức giấc. Xác định kiểu ngủ điển hình của trẻ có thể giúp người chăm sóc đánh giá nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc.

Một số trẻ có thể khóc trong khi ngủ khi bị ốm hoặc mọc răng, nhưng cơn đau khiến trẻ khóc thường sẽ đánh thức trẻ. Người chăm sóc có thể nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về cách làm dịu cơn đau của em bé để hạn chế em bé không khóc vào ban đêm.

Mặc dù chúng ta chưa biết khi nào cơn ác mộng bắt đầu, nhưng người chăm sóc trực tiếp cho bé cho rằng khi thấy con mình gặp ác mộng có thể xoa dịu con bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng, âu yếm kết hợp với các hành động như xoa lưng, vỗ nhè nhẹ lên người. Trẻ lớn hơn và trẻ mới biết đi có thể cần được trấn an rằng cơn ác mộng không có thật.

Vồ về bằng những lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ âu yếm để con nín khóc và ngủ trở lại

Khi nào cần gọi bác sĩ

Cha mẹ hoặc người chăm sóc nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng khóc đêm và các vấn đề về giấc ngủ khác khi:

  • Em bé khóc trong đau đớn
  • Thói quen ngủ của một đứa trẻ đột ngột thay đổi
  • Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ kéo dài trong vài đêm và cản trở khả năng hoạt động của trẻ hoặc người chăm sóc
  • Khó cho con bú, chẳng hạn như ngậm không tốt, không đủ sữa cho con bú hoặc lo lắng về độ nhạy cảm với sữa công thức, ảnh hưởng đến giấc ngủ

Các kiểu ngủ bình thường theo độ tuổi là gì?

Không có một khái niệm chung kiểu ngủ bình thường nào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các kiểu ngủ thay đổi nhanh chóng trong 3 năm đầu đời, với rất nhiều sự khác biệt giữa các trẻ em. Số lần khóc khi ngủ cũng sẽ thay đổi theo thời gian.

Trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ ngắn hơn người lớn và mặc dù ngủ gần như cả ngày nhưng trẻ thường ngủ một thời gian rất ngắn sau đó thức giấc với những cơn khóc, cáu gắt hoặc tạo ra những tiếng động khác trong giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh (0–1 tháng)

Giấc ngủ không thể đoán trước trong tháng đầu tiên, thường bị ngắt quãng bởi những khoảng thời gian thức giấc ngắn, sau đó là những giấc ngủ ngắn và những giấc dài hơn. Một số em bé dường như có sự nhầm lẫn giữa đêm và ngày. Khóc khi ngủ là chuyện thường với con khi vừa mới chào đời.

Trẻ sơ sinh thường thức dậy sau mỗi 2-3 giờ, và đôi khi thường xuyên hơn để ăn vào ban đêm.

Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ban ngày và thiết lập một thói quen có thể giúp điều chỉnh thói quen ngủ của trẻ. Tuy nhiên, đối với hầu hết trẻ sơ sinh ở độ tuổi này, lịch trình ngủ đều đặn hoặc thời gian ngủ dài vào ban đêm là không thể.

Trẻ sơ sinh lớn hơn (1–3 tháng)

Trẻ sơ sinh từ 1–3 tháng tuổi vẫn đang thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Một số bắt đầu xây dựng lịch trình ngủ đều đặn hơn, mặc dù khó ngủ suốt đêm được nhưng những đợt khóc lúc đêm sẽ giảm bớt. Ở độ tuổi này, bé thường quấy khóc khi ngủ hoặc thức dậy quấy khóc nếu đói.

Trẻ sơ sinh (3–7 tháng)

Từ 3 đến 7 tháng, một số trẻ bắt đầu ngủ kéo dài hơn hoặc ngủ suốt đêm. Vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa các em bé.

Ở giai đoạn sau của giai đoạn này, nhiều em bé phát triển một lịch trình ngủ gồm hai giấc ngủ ngắn hàng ngày và thời gian ngủ dài hơn vào ban đêm. Thiết lập thói quen hàng ngày và thói quen ngủ vào ban đêm có thể hữu ích đối với trẻ trong những tháng tuổi này.

Trẻ sơ sinh (7-12 tháng)

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ngủ suốt đêm khi được 9 tháng tuổi. Vào khoảng một tuổi, một số trẻ sơ sinh chỉ ngủ một giấc mỗi ngày. Những em bé khác có thể cần hai giấc ngủ ngắn mỗi ngày khi bước sang tuổi thứ hai.

Khi con lớn hơn thì số lần khóc đêm sẽ giảm xuống 
Trẻ mới biết đi (12 tháng tuổi trở lên)

Trẻ mới biết đi cần ngủ 12–14 giờ mỗi ngày, được chia giữa giấc ngủ ngắn và giấc ngủ ban đêm. Hầu hết chỉ ngủ trưa mỗi ngày khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Trẻ mới biết đi có thể thỉnh thoảng bị thay đổi thói quen ngủ khi có điều gì đó phá vỡ thói quen của con như bị ốm hoặc trải qua một sự thay đổi lớn về phát triển,  có thể con sẽ khóc nhiều hơn bình thường.

Ví dụ, một đứa trẻ thường xuyên ngủ suốt đêm, có thể thức dậy lúc 3 giờ sáng để chơi và điều này có thể diễn ra trong vài đêm.

Kết luận

Giấc ngủ xuyên suốt đêm mà không khóc có thể là một thách thức, đặc biệt là trong những tháng đầu khi con mới được sinh ra đời và những năm đầu đời. Mỗi em bé là duy nhất và có nhu cầu và khuynh hướng riêng, không có em bé nào giống với em bé nào.

Người chăm sóc cho con có thể tìm cách làm việc với tính khí của em bé để tối đa hóa giấc ngủ, xoa dịu cơn khóc và đảm bảo rằng em bé cảm thấy an toàn vào ban đêm.

Trong hầu hết các trường hợp, khóc khi ngủ không nguy hiểm hoặc là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Không sớm thì muộn, hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều xuất hiện điều đó, rồi theo thời gian tất cả trẻ sơ sinh đều ngủ ngon. 

Nguồn tham khảo: 

  1. medicalnewstoday.com

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324327#how-to-soothe-the-baby

2. childrenscolorado.org

https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/parenting/parenting-articles/baby-crying-sleep/

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments