Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024
Trang chủSức khoẻ khi mang thaiThay đổi tâm lýBuồn và giận giữ khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng tới...

Buồn và giận giữ khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng tới bé như thế nào?

Mang thai là thời kỳ quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Đây là giai đoạn mà người phụ nữ cảm thấy hạnh phúc vì sắp chính thức sắp được làm mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm phụ nữ trở nên nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương vì những sự thay đổi trong thai kỳ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng có sự liên quan mật thiết giữa tâm lý và cảm xúc của người mẹ trong giai đoạn mang thai với sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Tâm lý tiêu cực là gì?

Khi bước vào giai đoạn mang bầu mỗi bà mẹ đều ở những tình trạng tâm lý thay đổi khác nhau. Trạng thái tâm lý tiêu cực sẽ là một trong những thay đổi tâm lý dễ gặp phải của mẹ bầu và nó sẽ có nhiều mức độ: từ những căng thẳng, lo lắng nhẹ tới các rối loạn lo âu sinh lý, bệnh lý trầm cảm kèm theo những cảm giác hỗn loạn trong cảm xúc.

Những hệ quả mà buồn và giận giữ khi mang thai ở người mẹ tới em bé như thế nào?

Ảnh hưởng tới tâm lý và não bộ của thai nhi

Các vấn đề liên quan đến tâm thần của người mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng của thai nhi trong bụng. Nếu mẹ mang bầu không thể cân bằng được cảm xúc và luôn ở trạng thái tức giận, buồn bã, sợ hãi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của thai nhi.

Nguyên nhân là trong quá trình mang thai giữa mẹ và em bé có những kết nối chặt chẽ vì vậy khi mẹ có những thay đổi trong thể trạng hoặc tinh thần thì em bé cũng sẽ nhận được. Đó không chỉ là âm thanh nhịp tim của bạn hay bất kỳ bản nhạc nào bạn nghe, mà còn nhận được các tín hiệu hóa học qua nhau thai. 

Cụ thể là trục nội tiết hạ đồi-tuyến yên-thượng thận được cho là có vai trò trong việc điều hoà cảm xúc ở người. Tâm lý tiêu cực kéo dài ở người mẹ sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn điều hoà của trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Do đó sẽ làm tăng cortisol trong máu, nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim. Bên cạnh đó, bánh nhau cũng sản xuất các chất kích thích hoạt động của trục này. 10-20% cortisol của mẹ sẽ đi qua nhau thai, nếu lượng cortisol này tăng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

Thể chất kém khi sinh ra

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ mang thai bị những cảm xúc tiêu cực như buồn bã hay tức giận thường xuyên sẽ làm tăng trở kháng động mạch tử cung, khiến dòng máu đến nuôi bào thai bị giảm. Hệ quả là xảy ra biến chứng gây nên việc chậm tăng trưởng, em bé khi sinh ra có thể nhẹ cân, sẩy thai hoặc sinh non; người mẹ có thể bị tiền sản giật. Chồng và những người xung quanh phải quan tâm nhiều hơn để các mẹ bầu vững vàng đối mặt với quá trình mang thai.

Em bé có thể sinh non là hệ quả của việc tâm lý tiêu cực của người mẹ 
Con bạn sẽ là một em bé dễ cáu gắt ?

Trạng thái tâm lý của mẹ khi mang thai cũng sẽ góp phần định hình thần kinh và hành vi của con từ trong bào thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra kiểu ngủ, chuyển động và hoạt động của thai bị ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý của mẹ. Điều này cho thấy rằng tâm trạng của mẹ có tác động lên sự phát triển của hệ thần kinh trung ương thai nhi. 

Người mẹ có tâm trạng tích cực sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh

Sự hỗ trợ và quan tâm nhiều hơn từ người chồng, bác sĩ và những người xung quanh là rất cần thiết để giúp người mẹ cân bằng lại được những cảm xúc, khiến mẹ bầu trở nên mạnh mẽ hơn trong suốt quá trình thai kỳ.

Qua những lần khám thai định kỳ bác sĩ cần quan sát, đánh giá xem thai phụ có đang gặp phải bất kỳ rối loạn tâm thần kinh nào hay không. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ thai nhi và người mẹ gặp phải những hệ quả xấu.

Tâm lý ổn định giúp mẹ sinh ra một em bé khỏe mạnh, hạnh phúc

Gia đình đặc biệt là người chồng cần quan tâm và hỗ trợ về mặt tâm lý cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt là với phụ nữ mang thai lần đầu họ khó tự mình kiểm soát được những cảm xúc bị xáo trộn trong cuộc sống. 

Bản thân các thai phụ nên có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, rèn luyện và giải trí tích cực. Đừng ngại chia sẻ với bác sĩ và người thân các vấn đề bạn đang gặp phải. Ngoài ra, người mẹ cũng nên tham gia các lớp học tiền sản,  ở đây ngoài kiến thức được học các mẹ bầu có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung, đồng thời giúp nhau vượt qua những cảm giác có thể phải đã và đang  trải qua vì một quá trình thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

SourceGENLAB
RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments