Thứ Ba, Tháng Mười Hai 17, 2024

Tìm hiểu về huyết áp cao khi mang thai

Trong quá trình mang thai đôi khi sẽ xuất hiện những vấn đề xấu trong sức khỏe, một trong đó là bị huyết áp cao. Điều này có thể khiến mẹ và em bé trong bụng có nguy cơ gặp các vấn đề khó lường trong thai kỳ. Ngoài ra, huyết áp cao cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau khi sinh. Tuy nhiên, huyết áp cao có thể phòng ngừa và điều trị được trong quá trình mang thai.

Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, hiện tượng này ngày càng phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai. Điều trị huyết áp cao là điều rất quan trọng trước, trong và sau khi mang thai.

Tuy nhiên, với việc hiểu biết hơn về huyết áp cao cũng như khám thai đầy đủ, định kỳ sẽ giúp mẹ và em bé ra đời khỏe mạnh. Mẹ, người nhà cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có cái nhìn tổng quát hơn về huyết áp cao, cũng như chuẩn bị cho mình những kiến thức để phòng tránh huyết áp cao thai kỳ nhé!

  1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Tăng huyết áp thai kỳ là một rối loạn tăng huyết áp xuất hiện trong khoảng nửa thời gian sau của thai kỳ, với tỉ lệ khoảng 5 – 8% ở phụ nữ mang thai và thường biến mất sau khi sinh con. Nếu không, chẩn đoán được chuyển sang tăng huyết áp mãn tính.

Tăng huyết áp thai kỳ được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp cao hơn 140-159/90-109 mmHg ở sau tuần 20 của thai kỳ. Huyết áp mức độ nặng khi ≥160/100 mmHg.

Tăng huyết áp thai kỳ thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ mẹ nhé 
  1. Các biến chứng cao huyết áp khi mang thai là gì?

Các mẹ sẽ đưa ra câu hỏi liệu bị huyết áp cao có gây nên những nguy hiểm gì không? Mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ phụ thuộc vào thời gian cũng như mức tăng huyết áp của mẹ. Nếu mẹ bị huyết áp càng sớm trong thai kỳ và chỉ số huyết áp cao thì nguy hiểm càng lớn. Huyết áp cao khi mang thai sẽ gây nên những biến chứng cho cả mẹ và trẻ sơ sinh như:

Đối với người mẹ: mẹ bị tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, nhu cầu khởi phát chuyển dạ (cho thuốc để bắt đầu chuyển dạ sinh con) và nhau bong non.

Đối với em bé: mẹ bị huyết áp cao em bé có nguy cơ sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) và nhẹ cân. Huyết áp cao của người mẹ gây khó khăn hơn cho việc em bé để có đủ oxy và chất dinh dưỡng để phát triển, vì vậy người mẹ có thể phải sinh con sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.

  1. Mẹ bầu nên làm gì nếu bị huyết áp cao trước, trong hoặc sau khi mang thai?

 Trước khi mang thai

Lên kế hoạch mang thai và nói chuyện với bác sĩ những điều sau:

  • Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mẹ đã hoặc đang mắc phải và bất kỳ loại thuốc nào mẹ đang sử dụng.Hãy nói cho bác sĩ về dự định mang thai của mình để bác sĩ điều trị giúp mẹ tìm ra các loại thuốc an toàn có thể dùng trong thai kỳ.
  • Cùng với bác sĩ đưa ra các cách để giữ cân nặng hợp lý thông qua ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên trước và trong quá trình mang thai.

Điều quan trọng cần lưu ý là một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tiền sử gia đình, chủng tộc và tiền sử mang thai trong quá khứ, không nằm trong tầm kiểm soát của một người. Vì lý do này, không phải tất cả các trường hợp tăng huyết áp trong thai kỳ đều có thể phòng ngừa được.

Trong khi mang thai
  • Về vấn đề sức khỏe đặc biệt là bệnh sẽ liên quan tới sức khỏe, tính mạng của bản thân và em bé trong bụng thì mẹ nên nghe lời khuyên từ bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc nghe “mách” từ những người không có chuyên môn, kiến thức. Nếu mẹ đang uống thuốc hoặc đang mắc một bệnh nào đó trong quá trình mang thai thì cần nói ngay cho bác sĩ điều trị bệnh cũng như bác sĩ khoa sản để ngưng hoặc bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc phương pháp nào.
  • Chủ động theo dõi huyết áp của bản thân tại nhà nếu mẹ có biểu hiện của cao huyết áp trong thai kỳ mẹ nhé. Liên hệ với bác sĩ nếu huyết áp của mẹ cao hơn bình thường hoặc nếu mẹ có các triệu chứng của tiền sản giật. Nói chuyện với bác sĩ hoặc công ty bảo hiểm của bạn về việc mua một màn hình tại nhà.

Một số cách khác để giảm nguy cơ huyết áp cao khi mang thai như:

  • Hạn chế ăn mặn
  • Uống đủ nước
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật và ít thực phẩm chế biến sẵn
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Đi khám thai định kỳ
  • Tránh hút thuốc lá và uống rượu
Sau khi mang thai

Chú ý đến cảm giác cũng như biểu hiện của cơ thể mẹ sau khi sinh. Nếu bạn bị huyết áp cao trong khi mang thai, mẹ có nguy cơ cao bị đột quỵ và các vấn đề khác sau khi sinh. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ của hoặc gọi 115 ngay lập tức nếu mẹ có các triệu chứng của tiền sản giật sau khi sinh. Bên cạnh đó nếu mẹ bị huyết áp cao trong quá trình mang thai thì nên cho chồng và người nhà biết được tình trạng sức khỏe của mình, để mọi người cùng chia sẻ và hỗ trợ mẹ khi cần thiết.

Mẹ bầu nên quan tâm tới huyết áp của trước, trong và ngay cả sau khi mang thai 
  1. Các loại tình trạng huyết áp cao trước, trong và sau khi mang thai là gì?

 Huyết áp tăng khi mang thai gồm các thể:

Tăng huyết áp mãn tính

Tăng huyết áp mãn tính có nghĩa là bị huyết áp cao  trước khi mẹ mang thai hoặc trước 20 tuần của thai kỳ. Phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính cũng có thể bị tiền sản giật trong ba tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ.

Tăng huyết áp thai kỳ

Tình trạng này xảy ra khi mẹ chỉ bị huyết áp cao trong khi mang thai và không có protein niệu hoặc các vấn đề về tim hoặc thận khác. Nó thường được chẩn đoán sau 20 tuần của thai kỳ hoặc gần đến ngày sinh nở. Tăng huyết áp thai kỳ thường hết sau khi mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp mãn tính trong tương lai.

Tiền sản giật/ sản giật

Tiền sản giật xảy ra khi một phụ nữ trước đó có huyết áp bình thường đột nhiên bị cao huyết áp và có protein niệu hoặc các vấn đề khác sau 20 tuần của thai kỳ. Phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính cũng có thể bị tiền sản giật.

Các triệu chứng của tiền sản giật:
  • Đau đầu liên tục và không dừng
  • Những thay đổi về thị lực như nhìn mờ, nhìn thấy các điểm hoặc có những thay đổi về thị lực
  • Đau vùng trên dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Phù mặt hoặc tay
  • Tăng cân đột ngột
  • Khó thở

Một số phụ nữ không có triệu chứng của tiền sản giật, đó là lý do tại sao điều quan trọng là mẹ bầu phải khám thai thường xuyên,định kỳ trong thời kỳ mang thai.

Mẹ có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật hơn nếu mẹ:
  • Lần đầu tiên sinh con.
  • Tiền sử bị tiền sản giật trong lần mang thai trước đó.
  • Bị cao huyết áp mãn tính (lâu dài), bệnh thận mãn tính hoặc cả hai.
  • Có tiền sử mắc bệnh huyết khối (một tình trạng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông).
  • Mẹ đang mang thai nhiều con (chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba).
  • Có thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Có tiền sử gia đình bị tiền sản giật.
  • Bị bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.
  • Bị béo phì.
  • Bị lupus (một bệnh tự miễn dịch).
  • Lớn hơn 40 tuổi.
Tiền sản giật là một hệ quả nghiêm trọng của huyết áp cao 
  1. Cách điều trị

Phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính nên tiếp tục dùng thuốc hạ huyết áp trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, một số loại thuốc hạ huyết áp thông thường không thích hợp cho phụ nữ mang thai dùng, vì vậy bác sĩ sẽ có thể cho mẹ bầu một loại thuốc khác.

Nếu tăng huyết áp thai kỳ nghiêm trọng hoặc mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hạ huyết áp và giúp thai nhi trưởng thành nếu thai chưa đủ tháng. Lúc này, mẹ bầu có thể nhập viện để bác sĩ theo dõi và có thể cần dùng thêm các loại thuốc chống co giật, chẳng hạn như magie sulfat.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên sinh em bé để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Thời gian dự sinh phụ thuộc vào tình trạng huyết áp cũng như sức khỏe của người mẹ.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tiền sản giật có thể xảy ra sau khi mẹ bầu sinh con. Đây là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng được gọi là tiền sản giật sau sinh. Nó có thể xảy ra ở những phụ nữ không có tiền sử tiền sản giật trong thời kỳ mang thai. Các triệu chứng của tiền sản giật sau sinh tương tự như các triệu chứng của tiền sản giật trong quá trình mang thai. Tiền sản giật sau sinh thường được chẩn đoán trong vòng 48 giờ sau khi sinh nhưng có thể xảy ra đến 6 tuần sau đó.

Nếu bị huyết áp cao mẹ bầu cần phải được theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ
  1. Kết luận

Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp trong khi mang thai có thể đe dọa tính mạng của  mẹ bầu. Trong một số trường hợp nếu không được điều trị, huyết áp cao có thể gây hại cho cả mẹ và con.

Huyết áp cao không phải lúc nào cũng dẫn đến biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, và đôi khi, nó sẽ biến mất sau khi sinh con.

Như vậy để đảm bảo giữ đúng mức huyết áp được khuyến nghị mẹ nên chăm sóc và lắng nghe bản thân ngay từ khi có kế hoạch mang thai cho sau khi sinh em bé. Một số biện pháp có thể phòng ngừa tăng huyết áp có thể được tiến hành trước khi mang thai như: giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý,… Trong quá trình mang thai mẹ cần đi khám thai định kỳ và nếu biết mình bị huyết áp cao thì nên thông báo cho chồng, người nhà được biết để hỗ trợ mẹ bầu liên hệ với bác sĩ khi có bất thường. Sau khi sinh em bé xong thì mẹ cũng không nên chủ quan mẹ nhé, vì nguy cơ tiền sản giật do huyết áp cao vẫn có thể xảy ra.

Với những thông tin trên mong rằng mẹ đã có thêm thông tin về bệnh huyết áp cao thai sản. Đây là một bệnh nguy hiểm với cả mẹ và em bé, tuy nhiên chúng ta có thể chủ động phòng ngừa cũng như điều trị trước, trong và sau khi mang thai.

 

* Nguồn tham khảo:
  1. https://tamanhhospital.vn/tang-huyet-ap-thai-ky/
  2. https://www.cdc.gov/bloodpressure/pregnancy.htm#:~:text=Preeclampsia%20happens%20when%20a%20woman,pregnancies%20in%20the%20United%20States.
  3. https://medlineplus.gov/highbloodpressureinpregnancy.html

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments