Thứ Ba, Tháng Mười Hai 17, 2024
Trang chủSức khoẻ khi mang thaiThay đổi vóc dáng và cân nặngTăng cân nhiều khi mang thai liệu có tốt?

Tăng cân nhiều khi mang thai liệu có tốt?

Khi mang thai thì cân nặng sẽ là một yếu tố để đánh giá sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Với tâm lý nếu mẹ khỏe, tăng cân nhiều thì con cũng sẽ khỏe mạnh. Tuy nhiên quan niệm đó liệu có đúng không và việc bà bầu tăng cân quá nhiều có ảnh hưởng gì không?

Tăng cân nhiều khi mang thai liệu có tốt?

Như thế nào là tăng cân nhiều ?

Việc đánh giá cân nặng của mẹ và em bé sẽ phụ thuộc vào chỉ số BMI của người mẹ trước khi mang thai. Trong một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần, bà bầu thường sẽ tăng khoảng 9 – 12kg, gồm cân nặng của thai nhi, nước ối, bánh nhau và chênh lệch cân nặng của mẹ. Chỉ số tăng cân phù hợp sẽ là:

  • 18 <= BMI < 23:  Tăng từ 16,8kg – 24,5 kg
  • 23 <= BMI < 30: Tăng từ 14,1kg -22,7 kg
  • BMI > 30:  Tăng từ 11,3kg – 19,1 kg

Như vậy, nếu người mẹ có chỉ số BMI trong khoảng 23 <= BMI < 30 mà tăng hơn 23kg có nghĩa là người mẹ đó tăng cân nhiều khi mang thai. Tuy nhiên như đã nói ở trên thì trong thời kỳ mang thai người mẹ chỉ nên tăng khoảng 9 – 12kg nếu mẹ tăng trên 15kg thì cần phải lưu ý và thường xuyên đi khám thai để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Những nguy cơ sẽ gặp phải nếu người mẹ tăng cân quá nhiều

Nếu bà bầu tăng cân quá nhanh và nhiều so với khuyến nghị của bác sĩ thì có thể gặp các nguy cơ sau:

1. Trong quá trình mang thai

Việc tăng cân nhiều sẽ khiến các bà bầu dễ mắc phải các bệnh như bệnh cao huyết áp, rối loạn đường huyết dẫn tới tiểu đường thai sản, đau nhức xương khớp…

Bên cạnh đó khi  số cân tăng lên thì sự khó chịu trong cơ thể của bà bầu cũng tăng theo. Tăng cân vượt mức cho phép, luôn khiến bà bầu gặp phải các vấn đề từ đau lưng cho đến mệt mỏi, đau chân, giãn tĩnh mạch, khó di chuyển hoặc di chuyển một cách nặng nề. 

Tăng cân khiến mẹ bầu khó đi lại
2. Khi bà bầu chuyển dạ và sinh con

Cân nặng người mẹ càng tăng thêm bao nhiêu thì em bé cũng có thể tăng thêm bấy nhiêu. Các em bé sơ sinh có trọng lượng lớn thường khó sinh hơn so với các em bé có kích cỡ trung bình. Do đó khi sinh các bé có kích thước và trọng lượng lớn sẽ phải cần sự hỗ trợ của các dụng cụ hoặc có thể phải sinh mổ.

Bên cạnh đó,  nếu người mẹ không được kiểm soát tốt huyết áp thì có thể bị tai biến tiền sản giật khi lâm bồn gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Nếu thai phụ mắc bệnh đái tháo đường hay rối loạn đường huyết trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi, sang chấn lúc sinh, trẻ sơ sinh sẽ dễ bị rối loạn tăng trưởng về sau.

3. Sau khi sinh con

Các thai phụ tăng nhiều cân thường sẽ khó giảm cân sau khi sinh gấp hai lần so với các thai phụ tăng đúng số cân như hướng dẫn. Quan trọng hơn là một số nghiên cứu cho thấy nếu các chị em tăng cân quá nhiều và không thể giảm cân trong vòng 6 tháng sau khi sinh sẽ dễ mắc bệnh béo phì trong 10 năm sau đó

Nguy cơ béo phì sau sinh tăng lên nếu chị em tăng cân quá nhiều khi mang thai

Ngoài ra chị em có thể sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ hoặc các bệnh về tim mạch.

Chị em nên nắm được chỉ số cơ thể của mình trước khi mang thai để biết được thể trạng của bản thân từ đó điều chỉnh cân nặng phù hợp. Nếu biết chính xác trong các giai đoạn cần tăng cân bao nhiêu và có hợp lý hay không thì chị em hãy hỏi với bác sĩ khám thai cho mình nhé.

*Nguồn tham khảo:

  1. hellobacsi.com  

https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/cham-soc-me-bau/6-nguy-hiem-neu-bau-tang-can-qua-nhieu/

2. tuoitre.vn

https://tuoitre.vn/me-bau-tang-qua-nhieu-can-co-sao-khong-20181008145741553.htm

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments