Nguyên nhân khiến tâm lý mẹ bầu hay thay đổi khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến tâm lý của mẹ bầu thường thay đổi khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết và các hormon trong cơ thể. Khi mang thai thì tuyến yên của người mẹ sẽ to lên khoảng 35%, các hormon của tuyến yên ít thay đổi, nhưng prolactin lại tăng gấp 10 lần so với trước khi chưa có thai.Prolactin giúp ngừng chu kỳ kinh nguyệt khi mang thai, giúp ngực phát triển và sản xuất sữa cho em bé. Bên cạnh đó tuyến giáp cũng to lên do tăng sinh mạch máu và tăng sản tuyến làm cho chuyển hoá cơ bản tăng.
Ngoài ra có một số tuyến nội tiết và hormone thay đổi:
- Xuất hiện thêm hai tuyến nội tiết mới là nhau thai và hoàng thể thai nghén.
- Nội tiết tố hCG và hai hormon quan trọng nhất là estrogen và progesterone sẽ có những thay đổi lớn.
Sự thay đổi nội tiết tố và các hormon sẽ tác động tới hệ thần kinh của mẹ bầu. Vì vậy làm rất nhiều mẹ bầu cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, thèm ăn, buồn nôn, khó chịu trong người, cáu gắt, dễ quên…
Những thay đổi tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường gặp nhất
Mẹ bầu cùng điểm qua những thay đổi tâm lý dưới đây để có thể hiểu và thông cảm hơn với bản thân của mình nhé
- Niềm vui và sự hạnh phúc
Mang thai là một niềm hạnh phúc vô bờ bên với những người làm cha, làm mẹ. Đặc biệt với những bà mẹ mong ngóng con từ rất lâu. Lúc này người mẹ sẽ có cảm giác lâng lâng,thoải mái và có thể vượt qua mọi thử thách phía trước để cùng đồng hành cùng con từ khi con mới xuất hiện. Tâm lý vui tươi, hạnh phúc sẽ khiến cho người mẹ khỏe hơn. Thêm vào đó là mẹ bầu khi mang thai càng vui vẻ và hạnh phúc thì khả năng con sinh khỏe mạnh và thông minh càng cao.
Mẹ bầu hãy làm những điều sau đây để duy trì tốt tâm trạng vui vẻ và hạnh phúc của mình nhé:
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống điều độ, khoa học, nhiều chất dinh dưỡng, vận động thường xuyên và nghĩ ngơi hợp lý.
- Tránh tiếp xúc với những thứ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
- Giảm bớt tần suất công việc.
- Chăm sóc và nuông chiều bản thân hơn: đi spa, massage để giải tỏa lo lắng và mệt mỏI
2. Tâm trạng phấn khích và hào hứng
Tâm trạng của bà bầu sẽ thoải mái hơn khi cảm nhận được sự chia sẻ, quan tâm của những người xung quanh, đặc biệt là của người chồng và gia đình. Khi nhận được những điều đó, mẹ bầu sẽ có cảm giác phấn khích và hào hứng với bản năng làm mẹ của mình. Cảm giác này không đáng lo ngại vì khá phổ biến ở mẹ bầu, nhất là các mẹ mang thai lần đầu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên để cảm giác phấn kích, hào hứng thái quá dẫn tới tình trạng mất ngủ.
Cách để mẹ bầu cân bằng lại cảm xúc khi phấn khích và hào hứng quá mức đó là: nghe những bài nhạc yêu thích, đọc sách, tập yoga nhẹ nhàng, đi bộ nhẹ nhàng, chia sẻ tâm sự với chồng hoặc người thân xung quanh về cảm giác, tâm trạng của bản thân.
3. Nhạy cảm
Đây là tâm trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở những bà bầu có những người thân xung quanh không được tâm lý. Khi này một câu nói vô tình, không tâm lý của người thân hoặc những hành động nhỏ cũng khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên nhạy cảm, buồn tủi.
Nếu tần suất tâm trạng buồn bực, nhạy cảm này xảy ra ít thì thường không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu mẹ bầu liên tục khóc và khóc nhiều trong thời gian 9 tháng mang thai có thể làm tăng khả năng sinh non và trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
Cách giúp mẹ điều chỉnh tâm lý đó chính là chia sẻ với người thân nếu thấy câu nói, hành động khiến bạn buồn; suy nghĩ lạc quan, tâm sự với người hiểu bạn để có được lời khuyên hợp lý để giúp mẹ cảm thấy tốt hơn.
4. Sự lo lắng
Trong 3 tháng đầu mẹ bầu sẽ có nhiều lo lắng khác nhau, đặc biệt là với những mẹ mới có em bé lần đầu. Những nỗi lo lắng thường là:
- Các nguy cơ có thể bị sảy thai.
- Chế độ ăn uống phù hợp với bản thân và em bé.
- Sức khỏe em bé.
- Sợ căng thẳng và stress khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Lo lắng về những vấn đề về tài chính, công việc trong và sau khi mang thai.
- Lo xa về chuyện cho con bú, chăm con, giảm cân sau sinh….
Lúc này mẹ bầu sẽ lo lắng quá nhiều về mọi thứ, đặc biệt là sức khỏe hoặc em bé và thường ít kiểm soát được cảm giác lo lắng của mình. Đôi khi không hiểu nguyên nhân gì nhưng mẹ bầu cũng cảm thấy rất khó chịu hoặc bị kích động khi bị một tác động nhẹ. Bên cạnh đó là nhiều mẹ không thể tập trung khi làm việc. Có những trường hợp nặng người mẹ có thể xuất hiện các cơn hoảng loạn: Cảm giác không thể thở, phát điên…
Vậy mẹ bầu cần phải làm gì để kiểm soát được tâm lý lo lắng của bản thân?
- Chăm sóc bản thân: Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống lành mạnh giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cảm giác lo lắng của mình.
- Trò chuyện, chia sẻ cảm xúc: Dành thời gian trò chuyện, chia sẻ cảm xúc của mẹ với bất kỳ ai mà mẹ cảm thấy tin tưởng, thoải mái. Khi suy nghĩ lo lắng được chia sẻ, mẹ bầu sẽ cảm thấy được trút bỏ được những lo lắng phiền muộn đang gặp phải.
- Tập thể dục: Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày nhắc nhở não giải phóng hormon, từ đó làm giảm tâm lý lo lắng khi mang thai 3 tháng đầu hiệu quả.
Sự thay đổi của hormone trong cơ thể và môi trường sống xung quanh có thể khiến thai phụ trong 3 tháng đầu xuất hiện nhiều biển hiện tâm lý không ổn định. Khi tinh thần của mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé. Do đó, mẹ bầu cần chủ động giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Người mẹ cũng nên yêu cần sự quan tâm chia sẻ từ người chồng và những người thân xung quanh để giảm bớt áp lực, tâm trạng không tốt khi mang thái.