Trầm cảm trong giai đoạn mang thai là gì?
Trầm cảm là một tình trạng mà người phụ nữ mang thai cảm giác buồn bã và mất hứng thú với những việc mình muốn làm. Nó có thể ảnh hưởng đến cách người mẹ cảm nhận, suy nghĩ và hành động trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Theo thống kê thì trầm cảm trong giai đoạn mang thai là một căn bệnh chiếm khoảng 10% trong tổng số phụ nữ mang thai.
Khi mang thai, sự thay đổi hormone là nguyên nhân chính tác động đến cơ thể gây ra trầm cảm và lo lắng, tuy nhiên phần lớn phụ nữ mang thai lại không nhận ra rằng họ bị trầm cảm.
Đối phó với trầm cảm trong giai đoạn mang thai như thế nào?
Như chúng ta đã biết thì trầm cảm là một bệnh tâm lý nặng nề, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Bệnh trầm cảm mang đến những hậu quả không tốt cho thai phụ và ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi như nguy cơ sảy thai cao, đẻ non, sinh con nhẹ cân, thai kém phát triển hoặc bị dị tật.
Do đó khi phát hiện ra người mẹ có dấu hiệu trầm cảm cần phải điều trị kịp thời, đúng mực để giúp người mẹ vượt qua giai đoạn nguy hiểm và khó khăn này. Nhưng trước khi nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài người mẹ cần chủ động giúp chính bản thân mình:
- Đơn giản cuộc sống hằng ngày: Trước khi mang thai có thể phụ nữ sẽ làm rất nhiều việc và chịu được những áp lực lớn. Tuy nhiên khi mang thai phụ nữ cần ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì làm nhiều việc và quán xuyến thêm việc nhà thì chị em hãy ưu tiên chăm sóc bản thân nhiều hơn, dành thời gian đọc sách, tham gia lớp học thai sản, tập luyện nhẹ nhàng hoặc đi dạo.
- Chia sẻ: Hãy tâm sự những suy nghĩ, lo lắng trong đầu với những người xung quanh đặc biệt là với chồng. Việc nói chuyện một cách cởi mở sẽ giải tỏa bớt áp lực cho bản thân.
- Thư giãn: Các chị em phụ nữ thường được khuyên là nên nghe đọc xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Giữ cho tâm trạng luôn được thư thái bằng cách nghe một bản nhạc cổ điển hằng ngày.
- Tìm sự đồng cảm: Những cảm xúc tiêu cực nếu không được nói ra sẽ ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được cách “vứt bỏ” nó đi, nếu không có ai thì chị em hãy tìm những nơi yên tĩnh hét thật to để thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, đủ sức vượt qua được những mệt mỏi nhất lời, từ đó giảm bớt các tính trữ không vui trong cơ thể. Thói quen ăn uống khoa học giúp phụ nữ mang thai trở nên khỏe khoắn, đầy sức sống.
- Thường xuyên tập thể dục, hoạt động: Tập luyện đều đặn hoặc vận động nhẹ nhàng cũng là cách giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực. Tuy nhiên chị em cần kiểm soát mức độ tập của bản thân, trách tập luyện quá mức
- Trường hợp người mẹ bị trầm cảm nặng và diễn ra trong thời gian dài thì cần nhận được sự hỗ trợ và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Mong rằng qua bài viết trên các chị em phụ nữ và người nhà sẽ hiểu thêm về bệnh trầm cảm trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị kịp thời bệnh trầm cảm vì đây là một bệnh tâm lý chứ không đơn giản chỉ ở mức độ thay đổi tâm trạng nhất thời khi mang thai nữa.