Thứ Ba, Tháng Mười Hai 17, 2024
Trang chủSức khoẻ khi mang thaiThay đổi tâm lýDấu hiệu của trầm cảm thai sản

Dấu hiệu của trầm cảm thai sản

Trầm cảm thai sản là nỗi ác mộng của tất cả người mẹ khi mang bầu vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu đến sức khỏe em bé. Vì vậy, hiêu và biết trước các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là biện pháp tốt nhất để bảo vệ cả mẹ và em bé.

Thực trạng mắc bệnh trầm cảm khi mang thai

Theo thống kê, có khoảng 10% người mẹ sẽ bị trầm cảm khi mang thai. Đây là một bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến và trở thành nỗi lo lắng của tất cả các mẹ. Tuy nhiên bệnh khó được phát hiện vì bệnh là kết quả cộng gộp của những tiêu cực về cảm xúc qua từng ngày. Qua một khoảng thời gian thì trở thành trầm cảm và nếu không được điều trị sẽ càng ngày càng nặng hơn.

Do đó việc phát hiện sớm trầm cảm khi mang thai và đưa ra những biện pháp chữa trị hiệu quả là điều mà mỗi người mẹ cần cần biết sớm để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Dấu hiệu của trầm cảm thai sản

Bệnh trầm cảm khi mang thai sẽ không có dấu hiệu rõ ràng, nó dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi cảm xúc nhất thời khác ở phụ nữ mang thai. Do đó rất khó phát hiện nếu không thật sự quan tâm tới bản thân của mẹ bầu hoặc từ người nhà.

Nếu có một trong những biểu hiện dưới đây, mẹ không được chủ quan mà cần lưu ý bởi rất có thể mẹ đang bị bệnh trầm cảm:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn bã, buồn nhiều hơn vui, tâm trạng không thoải mái, hay chán nản, bực tức, khó chịu trong người
  • Dễ nổi giận vô cớ dù chuyện xảy ra không có gì quá lớn
  • Dễ khóc cũng là biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai
  • Cảm thấy không còn hứng thú với những thứ mà trước đây bản thân rất yêu thích hoặc quan tâm tới
  • Dễ kích động hoặc “vô cảm”  hơn hẳn so với trước đây
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài mà không biết nguyên nhân gì
  • Tránh né tiếp xúc với những người xung quanh, kể cả bạn bè, người thân trong gia đình và mẹ có xu hướng cô lập bản thân
  • Có ý chống đối sự hưỡng dẫn của bác sĩ, không đi khám thai định kỳ
  • Có xu hướng thích sử dụng các chất độc hại như rượu bia, hút thuốc
  • Nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng choáng ngất
  • Đôi khi mẹ còn suy nghĩ đến cái chết để thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên
Tâm trạng không thoải mái, hay chán nản và khó chịu trong người là một biểu hiện của trầm cảm thai sản

Đôi khi sẽ có những triệu chứng của trầm cảm rất giống với ốm nghén ở người mẹ khi mang thai. Do đó, mẹ và người nhà đặc biệt là người chồng hãy lưu ý  nếu những triệu chứng này xuất hiện với tần suất nhiều và kéo dài thì cần liên hệ ngay với  bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Biến chứng mà trầm cảm gây nên trong quá trình mang thai

Trầm cảm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả rất lớn đối với cả người mẹ và cả thai nhi. Sau đây là một số hậu quả đã ghi nhận được khi người mẹ mắc bệnh trầm cảm trong giai đoạn mang thai:

  • Về sức khỏe của em bé: tỉ lệ sinh non cao, sảy thai, thai nhi phát triển kém, còi cọc, nhẹ cân, thai chết lưu… Khi bệnh trầm cảm diễn ra nặng và thời gian kéo dài thì em bé sinh ra có thể bị chậm phát triển: mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Người mẹ: sức khỏe người mẹ dần bị suy nhược, từ đó không đủ dinh dưỡng để nuôi em bé và đủ sức vượt cạn. Bên cạnh đó, khi bị bệnh người mẹ sẽ có những suy nghĩ, lời nói, hành động thiếu tỉnh táo. Mọt số người mẹ bị trầm cảm nặng còn tự tìm đến cái chết trong một phút thiếu suy nghĩ hoặc tìm cách phá thai, tự hủy hoại bản thân.

Những dấu hiệu trên cho ta thấy trầm cảm không phải là một vấn đề nhỏ, nó là một bệnh lý mà người mẹ và những người thân phải biết trước để tránh những hậu quả đau lòng.

Những người xung quanh có vai trò rất lớn giúp người mẹ nhận biết và điều trị trầm cảm

Mong rằng thông qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, mẹ và người nhà sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để hiểu nhiều hơn về bệnh trầm cảm khi mang thai. Từ đó, những chị em phụ nữ đang chuẩn bị làm mẹ hoặc có ý định mang thai sẽ có kế hoạch chu đáo hơn cho thai kỳ của mình. Với phương châm cần hướng tới đó là phòng bệnh, hiểu bệnh để chữa bệnh kịp thời và hiệu quả nhất. 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments