Tại sao bà bầu cần siêu âm thai?
Siêu âm thai là phương pháp kiểm tra nhờ vào sóng siêu âm để có được hình ảnh của em bé cũng như nhau thai, tử cung cùng những bộ phận khác nằm trong khung chậu người mẹ. Siêu âm thai là biện pháp an toàn giúp bác sĩ theo dõi sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của bé.
Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thực hiện siêu âm thai định kỳ, vì những lý do sau:
- Siêu âm giúp phát hiện những bất thường của mẹ và bé mà khám lâm sàng không thấy được.
- Khám lâm sàng và tiền sử bệnh gia đình không giúp chẩn đoán được mẹ bầu có chửa nhiều thai.
Quy trình chẩn đoán siêu âm thai
Quá trình siêu âm thai nhi thường chỉ diễn ra từ khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bác sĩ muốn kiểm tra chi tiết về trạng thái hiện tại của trẻ sẽ dùng những thiết bị phức tạp nên thời gian siêu âm cũng sẽ kéo dài hơn. Quá trình siêu âm sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Mẹ bầu sẽ được nằm trên giường mềm, kéo áo để lộ bụng.
- Sau đó bác sĩ sẽ thoa một loại gel mỏng lê lên vùng bụng của mẹ. Loại gel này chính là chất dẫn sóng âm.
- Kết quả siêu âm sẽ được ra thành những video và hình ảnh trên màn hình. Qua đó mẹ bầu sẽ thấy các hình ảnh về hình dáng, đường nét của đứa trẻ cũng như những cử động của con.
Thường thì khi siêu âm, mẹ sẽ thấy những vết đen hay xám xung quanh màn hình và các tấm ảnh siêu âm. Đó là hình ảnh các bộ phận của thai: dây rốn, bánh rau và nước ối.
Các phương pháp siêu âm thai nhi
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, mong muốn của bản thân và chỉ định thăm khám của bác sĩ mà mẹ bầu sẽ được thực hiện siêu âm với các phương pháp khác. Sau đây là một số loại siêu âm thai nhi phổ biến:
1. Siêu âm 2D, 3D và 4D
Các loại siêu âm này, theo nguyên lý hoạt động đều có điểm chung là sử dụng sóng âm, không xâm lấn nên rất an toàn.
- Siêu âm thai 3D khác siêu âm thai 2D ở chỗ thể hiện được cả chiều sâu của hình ảnh. Qua đó giúp quá trình quan sát thai nhi trở lên rõ ràng hơn.
- Siêu âm 4D thực chất là kỹ thuật siêu âm 3D nhưng thay vì chỉ thu được hình ảnh, kỹ thuật này còn có thể tạo ra những video mô tả chuyển động của thai nhi. Không chỉ giúp các bậc cha mẹ hình dung ra hình dạng của bé, phương pháp siêu âm thai 4D còn thể hiện được những cử động miệng, tay, chân của trẻ khi ở trong bụng mẹ.
- Siêu âm 2D là hình thức siêu âm thai nhi đơn giản nhất, hình ảnh thu được từ kỹ thuật này cũng không quá rõ ràng, khó phát hiện các dị tật thai nhi .
Hiện tại, siêu âm 3D và 4D đang được ưa chuộng hơn, vì nó mang đến kết quả rõ nét hơn ở hình ảnh 3 chiều và 4 chiều thay vì chỉ có 2 chiều như siêu âm 2D.
2. Siêu âm qua ngả âm đạo
Khi thai nhi còn quá nhỏ, thì các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ngã âm đạo. Phương pháp này tuy không gây hại cho thai nhi, nhưng sẽ đưa trực tiếp đầu dò vào âm đạo để lấy hình ảnh của thai nhi trong tử cung. Sẽ hơi khó chịu đôi chút khó chịu cho thai phụ
3. Siêu âm Doppler màu
Đây là phương pháp dựa trên hiệu ứng Doppler để xác định hướng chuyển động của em bé. Vì vậy mà siêu âm doppler có thể chẩn đoán, kiểm tra được tình trạng, chức năng của nhau thai.
Qua bài viết trên mong rằng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các phương pháp siêu âm thai nhi phổ biến hiện nay. Mẹ bầu hãy lựa chọn cho mình những cơ sở phòng khám, bệnh viện uy tín để có thể thực hiện phương pháp siêu âm tốt và phù hợp với sức khỏe của mẹ và em bé.
*Nguồn tham khảo:
- medlatec.vn
https://medlatec.vn/tin-tuc/co-nhung-phuong-phap-sieu-am-thai-nhi-nao-s74-n16395
2. vinmec.com
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/tong-quan-day-du-ve-sieu-am-thai-nhi/?link_type=related_posts