Công thức tính cân nặng của bà bầu
Làm sao để biết được mẹ đầu đang tăng cần trong khoảng tốt hay không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé? Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chỉ số BMI (Body mass index) và số lượng thai nhi sẽ quyết định mẹ nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ, biết cách tính cân nặng khi mang thai. Trong đó chỉ số BMI dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của mẹ bầu. Nếu chỉ số BMI ở mức cao hơn bình thường thì khi mang thai không cần tăng quá nhiều cân và ngược lại.
Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)
Mức tăng cân lý tưởng của người mẹ trong quá trình mang thai
Số cân này sẽ được tính dựa vào chỉ số BMI của người mẹ trước khi mang thai:
- Người mẹ có cân nặng bình thường (BMI khoảng 18,5 – 24,9) thì mức tăng cân lý tưởng của người mẹ trong thai kỳ sẽ là 10 – 12kg.
- Trường hợp người mẹ nhẹ cân (BMI: <18,5) thì cân nặng nên tăng khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 12,7 – 18,3 kg.
- Nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân, béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng thường là 15% cân nặng trước trước khi mang thai, thông thường là 7-11,3 kg.
Trường hợp người mẹ mang thai đôi có thể tham khảo mức tăng sau:
- Người mẹ có BMI < 18: Nên được tư vấn cụ thể từ bác sĩ
- 18 <= BMI < 23: Tăng từ 16,8kg – 24,5kg
- 23 <= BMI < 30: Tăng từ 14,1kg -22,7kg
- BMI > 30: Tăng từ 11,3kg – 19,1kg
Nhìn chung khoảng tăng cân hợp lý cho mẹ mang song thai là khoảng 16-20,5kg.
Những lưu ý người mẹ cần biết để duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai
Trước khi mang thai người mẹ cần tìm hiểu về tình trạng sức khỏe cân nặng của bản thân từ đó đưa ra được mức cân nặng phù hợp cho mình trong giai đoạn mang thai. Đặc biệt trong quá trình mang thai bà bầu nên kiểm tra cân nặng đều đặn hàng tháng và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ thấy dấu hiệu tăng hoặc giảm cân bất thường.
Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, bà bầu thường tăng cân khoảng từ 1,5 – 2kg mỗi tháng, nếu người mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3kg thì nên liên hệ với bác sĩ ngay để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Khi cân nặng tăng cân quá nhanh hoặc quá ít đều ảnh hưởng xấu: nếu tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa…Tăng cân quá ít cũng có thể gây ra tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.
Để có thể duy trì được mức tăng cân hợp lý, người mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Trong suốt thai kỳ mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra là bổ sung các vitamin và chất khoáng qua các loại rau quả. Bên cạnh đó bà bầu cũng cần có nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo lắng, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và những gia vị cay nóng.
Tiêu chuẩn cân nặng bà bầu theo từng tháng dù theo WHO (tiêu chuẩn dựa trên chỉ số BMI) cũng chỉ mang tính chất tham khảo, vì mỗi người mẹ sẽ có cơ địa khác nhau và tùy vào từng thời điểm mà sự hấp thụ của cơ thể sẽ nhiều hay ít. Tuy nhiên việc ăn uống, sinh hoạt khoa học và tư tưởng thoải mái sẽ giúp người mẹ khỏe mạnh, đảm bảo dinh dưỡng cho cả em bé bên trong trong cơ.