1. Omega 3 là gì?
Omega 3 là một họ gồm các axit béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và có lợi cho sức khỏe. Vì cơ thể không thể tự sản xuất ra omega 3 nên chúng ta phải bổ sung chúng từ chế độ ăn uống hàng ngày.
Ba loại axit quan trọng nhất trong gia đình omega 3 là ALA (axit alpha-linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). ALA chủ yếu được tìm thấy trong thực vật, trong khi DHA và EPA thường tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và tảo.
Đối với phụ nữ mang thai, DHA là một dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành não bộ và phát triển thị giác của trẻ ngay từ trong bụng mẹ cho đến 2 năm đầu đời nên rất cần bổ sung DHA khi mang thai. DHA được xem là dưỡng chất không thể thiếu trong những năm đầu tiên của trẻ, bổ sung đủ DHA giúp trẻ có sự phát triển toàn diện hơn. Vì vậy cần đảm bảo bổ sung DHA khi mang thai thường xuyên và đầy đủ.
2. Vai trò của DHA đối với thai kỳ
-
Thúc đẩy quá trình phát triển trí não và thị giác của trẻ
DHA từ lâu đã được xác định là một trong những thành phần quan trọng rất tốt cho sức khỏe, và thường được công nhận vai trò trong việc hỗ trợ phát triển trí não và thị giác cho trẻ sơ sinh cùng trẻ nhỏ.
Trong suốt thai kỳ, DHA được chuyển từ mẹ sang bé, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba khi đây là giai đoạn não bộ của bé phát triển mạnh mẽ nhất. Một em bé phải nhận đủ DHA từ người mẹ để đảm bảo sự phát triển não, mắt và hệ thần kinh. Vì thế đừng quên bổ sung DHA khi mang thai.
Các nghiên cứu còn cho thấy nhận đủ DHA khi còn trong bụng mẹ có thể giúp cải thiện hành vi, sự chú ý và học tập ở trẻ em. Một nghiên cứu tại Đại học Kansas, trong 6 tháng đầu đời, những đứa trẻ có mẹ được bổ sung DHA khi mang thai thường có xu hướng phát triển nhanh hơn so với những đứa trẻ có mẹ với mức độ DHA thấp.
Một nghiên cứu khác thuộc trường Đại Học Oslo (Na Uy) tiến hành khảo sát đối với trẻ lên bốn, có mẹ bổ sung hàm lượng cao DHA trong quá trình mang thai và cho con bú, thường ghi nhận điểm số cao trong các bài kiểm tra IQ so với những đứa trẻ khác không được hấp thu DHA từ mẹ trong thai kỳ.
Do đó, việc bổ sung DHA khi mang thai cũng vô cùng quan trọng để người mẹ có đủ lượng dự trữ DHA cần thiết để “chia sẻ” cho thai nhi. Khi mang thai và cho con bú, em bé sẽ liên tục làm “cạn kiệt” lượng DHA trong cơ thể của người mẹ, nên điều cần thiết là phải duy trì lượng DHA và máu trước, trong và sau khi mang thai.
Kể cả khi trẻ được sinh ra, trẻ vẫn tiếp tục cần DHA và chúng có thể được nhận qua sữa mẹ hay các loại sữa bột giàu DHA. Vì hai năm đầu đời là thời điểm trẻ phát triển não bộ nên cần liên tục nhận đủ lượng DHA cần thiết. Nồng độ DHA có trong sữa mẹ cũng liên quan mật thiết đến nồng độ DHA trong máu, cả hai đều phụ thuộc vào lượng DHA mẹ bổ sung. Vì thế bổ sung DHA khi mang thai và sau khi sinh thật sự rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn.
-
Bổ sung DHA khi mang thai giúp giảm nguy cơ sinh non
Đối với những trường hợp sinh non trước 37 tuần thì trẻ thường có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến phổi và hệ miễn dịch, gặp trở ngại về thị giác cũng như thính giác, hay chậm phát triển. Vì thế để giảm thiểu nguy cơ sinh non thì các chuyên gia từ Viện nghiên cứu y tế Nam Úc (SAHMRI) đã đánh giá tác dụng tích cực của DHA trong việc hỗ trợ giảm nguy cơ sinh non và chỉ ra rằng mẹ bầu cần bổ sung DHA khi mang thai.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét 70 mẫu thử nghiệm ngẫu nhiên với gần 20,000 phụ nữ và thấy rằng việc tăng hàm lượng bổ sung DHA khi mang thai mỗi ngày từ 500 đến 1000 mg giúp giảm 42% tỷ lệ sinh non trước 34 tuần và giảm 11% tỷ lệ sinh trước 37 tuần và giảm 10% nguy cơ nhẹ cân ở trẻ.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu thử nghiệm DHA trước khi sinh cũng được thực hiện. Một xét nghiệm máu được lấy từ ngón tay của phụ nữ sẽ cho phép theo dõi mức độ DHA của họ. Mức mục tiêu DHA trước khi sinh ít nhất là khoảng 5% và nếu mức của bạn ở dưới mục tiêu đó thì có thể điều chỉnh bằng cách bổ sung DHA khi mang thai.
-
Bổ sung DHA khi mang thai giúp hỗ trợ tâm trạng của mẹ sau sinh
Bên cạnh mang lại lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của em bé thì DHA còn hỗ trợ rất nhiều cho mẹ sau thời gian sinh. DHA đóng một vai trò trong việc sản xuất và vận chuyển các hormone tăng cường tâm trạng như dopamine và serotonin. Do đó, nếu người mẹ bổ sung DHA khi mang thai vừa đủ thì sẽ giúp tránh được trầm cảm sau sinh, tình trạng thường xảy ra ở khoảng 10-25% phụ nữ và có liên quan đến việc thiếu hụt omega 3.
Ngoài ra, các chuyên gia còn tìm thấy mối tương quan trực tiếp giữa nồng độ DHA trong máu và các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Theo đó, phụ nữ sẽ gặp nhiều dấu hiệu trầm cảm sau sinh khi mức độ DHA trong thai kỳ dưới mức 5% và ngược lại. Vì thế, đừng quên bổ sung DHA khi mang thai.
3. Nhu cầu của DHA trong thai kỳ
Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các axit béo không no cần thiết (EFAs: Essential Fatty Acid) cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối trung bình 1 ngày thai nhi cần 2,2g EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, trong thời gian mang thai, tùy từng giai đoạn của thai kỳ, phụ nữ cần bổ sung từ 100 – 200 mg DHA mỗi ngày. Cụ thể là:
-
Trong tam cá nguyệt thứ nhất
Việc ăn uống phong phú, cân đối, giàu dinh dưỡng giúp mẹ bầu tiếp nhận nguồn dưỡng chất đa dạng từ tự nhiên, giảm nguy cơ sảy thai, đặc biệt là giúp bé con phát triển tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên trong bụng mẹ.
-
Trong tam cá nguyệt thứ hai
Đây là giai đoạn cần tăng tốc chất lượng nguồn DHA cho thai nhi vì não của bé phát triển liên tục và mạnh nhất với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong mỗi phút. Do đó, DHA đóng vai trò cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng tốc trao đổi dinh dưỡng, thông tin giữa các tế bào thần kinh.
-
Trong tam cá nguyệt thứ ba
Kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhanh nên cần nhiều cần axit béo để tập trung phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Đây là thời kỳ cũng có nhu cầu DHA tương đối cao, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật, gián tiếp giúp thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời thông qua nguồn sữa mẹ sau sinh.
4. Hậu quả của việc thiếu DHA trong thai kỳ
-
Đối với mẹ bầu
Việc thiếu hụt DHA gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con. Mẹ bầu phải đối diện với tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như chứng trầm cảm sau sinh, các vấn đề về mãn kinh, bệnh loãng xương và các bệnh lý tim mạch khác về sau này.
-
Đối với thai nhi
Vì mẹ thiếu DHA, số lượng và chất lượng tế bào hồng cầu kém, giảm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển tổng quát của bào thai, trong đó, hệ thần kinh trung ương và võng mạc mắt là hai cơ quan chịu tác động nghiêm trọng nhất, hạn chế mức độ thông minh, khả năng học tập kém, chậm phát triển, giảm thị lực so với những bé cùng trang lứa được bổ sung đầy đủ DHA.
5. Cách bổ sung DHA cho mẹ bầu
Trong khi cơ thể con người hoàn toàn không thể tự cung cấp đủ DHA, việc tăng cường các loại thực phẩm giàu DHA trong giai đoạn này cần được chú trọng hơn cả. Các loại thực phẩm giàu DHA bao gồm:
- Cá biển: Các loại cá sống ở đại dương như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,… là nguồn cung cấp DHA lý tưởng cho sự phát triển thông minh của bé. Tuy vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn cá biển với lượng vừa phải (300gram/tuần) để tránh nguy cơ nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và kim loại nặng.
- Lòng đỏ trứng: Đây cũng là một nguồn chứa nhiều DHA. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng chỉ thực sự phát huy vai trò của nó khi đã được nấu chín hoàn toàn, không nên ăn trứng dưới dạng lòng đào, trứng đánh bông.
- Ngũ cốc: Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều lạc,… qua sơ chế vừa là một món ăn vặt hàng ngày cho mẹ bầu, vừa rất giàu DHA tốt cho trí não và thị giác của bé. Ngũ cốc là một trong những thực phẩm giàu DHA.
- Rau xanh: Các loại rau củ quả như súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong,… cũng rất dồi dào lượng DHA và chất xơ giúp mẹ bầu đa dạng bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, nguồn DHA còn có trong các loại sữa đặc chế dành cho bà bầu được bổ sung hàm lượng DHA tốt cho sự phát triển của thai nhi. Sản phụ cũng có thể lựa chọn thêm các loại thực phẩm chức năng bao gồm DHA và nhiều loại vitamin tổng hợp khác chỉ dành riêng dành cho phụ nữ mang thai với hàm lượng DHA phù hợp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc bổ sung này, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về nhu cầu sử dụng và mức độ thiếu hụt DHA trong bữa ăn hàng ngày.