1. Giảm buồn nôn và nôn
Đây là một hiện tượng xảy ra khi thai phụ bị ốm nghén, những cảm giác nôn nao khi mang thai có thể ập đến bất cứ lúc nào. Để giảm buồn nôn tại nơi làm việc chị em cần:
Tránh các tác nhân gây buồn nôn: Mùi cà phê trước đây chị em uống vào mỗi buổi sáng hoặc mùi thức ăn được hâm nóng trong lò vi sóng trong phòng nghỉ giờ đây có thể khiến dạ dày của thai phụ lộn xộn. Do đó nếu thấy khó chịu thai phụ nên tránh xa bất cứ thứ gì gây buồn nôn.
Ăn nhẹ thường xuyên: Bánh quy giòn và các loại thực phẩm ăn nhẹ khác có thể là cứu cánh khi thai phụ cảm thấy buồn nôn. Giữ một nhỏ bánh và thực phẩm tại nơi làm việc để dễ dàng ăn vặt khi thấy thèm. Trà gừng cũng có thể hữu ích giúp chị em thoải mái hơn khi làm việc.
2. Xử lý mệt mỏi.
Thai phụ có thể cảm thấy mệt mỏi khi phải làm việc thêm giờ, để hỗ trợ quá trình mang thai và việc nghỉ ngơi trong ngày làm việc thai phụ có thể làm một số cách sau:
Ăn thực phẩm giàu chất sắt và protein: Mệt mỏi có thể là một triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt, nhưng điều chỉnh chế độ ăn uống của thai phụ sẽ cải thiện vấn đề này. Chọn các loại thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất sắt và các loại đậu.
Nghỉ giải lao và hoạt động nhẹ nhàng thường xuyên: Đứng dậy và đi lại trong vài phút có thể giúp bạn phục hồi tinh thần. Dành vài phút tắt đèn, nhắm mắt và gác chân lên cũng có thể giúp thai phụ lấy lại năng lượng.
Uống nhiều nước: Để một chai nước ở bàn làm việc hoặc trong khu vực làm việc để nhâm nhi suốt cả ngày.
Cắt giảm các hoạt động: Giảm bớt hoạt động có thể giúp thai phụ nghỉ ngơi nhiều hơn khi ngày làm việc của thai phụ kết thúc. Cân nhắc mua sắm trực tuyến hoặc thuê người dọn dẹp nhà cửa để giảm tải công việc. Bên cạnh đó thai phụ nên san sẻ công việc với những người đồng nghiệp để giảm bớt áp lực.
Duy trì thói quen tập thể dục: Mặc dù tập thể dục có thể là điều cuối cùng trong tâm trí thai phụ vào cuối một ngày dài, nhưng hoạt động thể chất có thể giúp tăng cường mức năng lượng đặc biệt khi thai phụ ngồi ở bàn làm việc cả ngày. Hãy đi bộ sau giờ làm việc hay tham gia một lớp tập thể dục trước khi sinh, miễn là bác sĩ thai sản cho phép.
Đi ngủ sớm: Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp máu lưu thông tối đa đến em bé và làm dịu vết sưng tấy. Để thoải mái hơn, hãy đặt gối giữa hai chân và dưới bụng.
3. Luôn tạo sự thoải mái cho bản thân
Khi thai lớn dần, các hoạt động hàng ngày như ngồi và đứng có thể khiến thai phụ trở nên khó chịu. Di chuyển xung quanh phòng vài giờ một lần cũng có thể làm dịu căng cơ và giúp ngăn tích tụ nước ở chân và bàn chân. Hãy thử các các khác nhau dưới đây:
Ngồi: Sử dụng một chiếc ghế có thể điều chỉnh ở phần lưng có thể giúp ngồi trong nhiều giờ dễ dàng hơn – đặc biệt là khi trọng lượng và tư thế của thai phụ thay đổi. Nếu ghế không thể điều chỉnh được, hãy sử dụng một chiếc gối nhỏ hoặc đệm để hỗ trợ thêm cho lưng của mình.
Nâng cao chân để giảm sưng: Nếu thai phụ phải đứng trong thời gian dài, hãy gác một chân lên giá để chân, ghế đẩu thấp hoặc hộp cứng. Đổi chân và nghỉ giải lao thường xuyên. Mang giày thoải mái và có thể mang thêm tất dành cho thai phụ.
Nâng vật nặng. Khi nâng một vật thai phụ cần lựa tư thế đúng và thoải mái : hạ đầu gối xuống thay vì thắt lưng sau đó giữ tư thế và nâng vật lên bằng hai chân – không phải lưng. Tránh vặn người trong khi nâng.
4. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng trong công việc có thể làm tiêu hao năng lượng mà thai phụ cần để chăm sóc cho bản thân và em bé. Để giảm thiểu căng thẳng tại nơi làm việc:
Kiểm soát công việc: Lập danh sách việc cần làm hàng ngày và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc. Cân nhắc việc có thể ủy quyền cho người khác – hoặc loại bỏ công việc đó nếu không cần thiết.
Nói ra suy nghĩ của bản thân: Chia sẻ nỗi thất vọng với đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân yêu hỗ trợ mình.
Thư giãn: Thực hành các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như thở chậm hoặc tưởng tượng mình đang ở một nơi yên tĩnh. Hãy thử tham gia một lớp yoga trước khi sinh, miễn là bác sĩ thai sản cho phép.
5. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong công việc
Một số điều kiện làm việc nhất định có thể làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai – đặc biệt nếu thai sản có nguy cơ sinh non cao. Một số công việc như:
- Tiếp xúc với các chất độc hại
- Đứng lâu
- Nâng, leo hoặc mang vác nặng
- Tiếng ồn quá mức
- Rung động mạnh, chẳng hạn như từ các máy lớn
- Nhiệt độ cực đoan: cao quá hoặc lạnh quá
Nếu thai phụ đang lo lắng về bất kỳ vấn đề nào trong số này, hãy đề cập với bác sĩ của bản thân. Bạn và bác sĩ có thể quyết định xem có cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt hoặc thay đổi công việc của mình khi mang thai hay không.