Thai phụ cần chuẩn bị gì cho mỗi lần siêu âm thai
Khi siêu âm thai sớm, thai phụ có thể phải uống nhiều nước để làm căng bàng quang. Giúp bác sĩ siêu âm có thể thấy được hình ảnh rõ ràng của thai và cơ quan sinh sản. Mẹ có thể phải uống 2 – 3 ly nước lớn một giờ trước khi siêu âm. Tùy theo lịch hẹn và thời điểm được siêu âm mà mẹ uống nhiều hay ít nước trước. Nếu thường thường mẹ đến bệnh viện hoặc phòng khám mà được siêu âm ngay thì mẹ nên đi lúc bàng quang đang căng. Do đó mẹ không được đi tiểu trước khi được siêu âm.
Siêu âm thai nhiều có hại không?
Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ lạm dụng phương pháp siêu âm để thỏa mãn tính tò mò của bản thân. Đặc biệt là ở những phụ nữ lần đầu mang thai. Theo khảo sát, hầu hết thai phụ thường siêu âm từ 7 tới 9 lần trong suốt thai kỳ (trung bình mỗi tháng siêu âm 1 lần), một số trường hợp cá biệt số lần siêu âm lên đến hơn 20 lần và thậm chí là 32 lần. Con số này đáng báo động.
Mặc dù, siêu âm thai là một phương pháp được đánh giá là tương đối an toàn và hiện tại cũng chưa có kết quả nghiên cứu nào chỉ ra được tác hại của siêu âm đến sức khỏe của thai nhi. Bởi vì bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao (vượt quá ngưỡng nghe được) nên hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, khi thai nhi mới được 1 – 2 tháng (hoặc dưới 10 tuần) thì khuyến cáo không nên lạm dụng siêu âm Doppler, không sử dụng nếu không cần thiết vì có tác dụng nhiệt, có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì đây là thời điểm hình thành các cơ quan quan trọng.
Việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều theo các bác sĩ và chuyên gia là không cần thiết . Nó vừa gây lãng phí về tài chính cho thai phụ vừa tốn thời gian mà không cần thiết.
Tốt nhất các thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.
Theo đó, 3 thời điểm vàng để siêu âm hiện nay là ở tuổi thai:
- 12-14 tuần (12 tuần): giúp phát hiện sớm các dị tật lớn ở thai nhi như các bất thường về hệ thần kinh trung ương (thai vô sọ, não lộn ngoài) hay các bất thường khác như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, một số dị tật về chân, tay.
- 21-24 tuần (22 tuần): siêu âm giúp phát hiện hầu hết bất thường hình thái ở thai nhi, trong đấy có các bệnh lý tim bẩm sinh.
- 28-32 tuần (32 tuần): đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung, đồng thời cũng là thời điểm khảo sát tiếp một số bất thường ở khác ở thai nhi..
Quá trình siêu âm tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ có giá trị khác nhau trong việc chẩn đoán các bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ.
Như vậy với câu hỏi siêu âm nhiều có hại không? Câu trả lời là chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh siêu âm nhiều có hại nhưng thai phụ cũng không nên lạm dụng phương pháp này. Hãy siêu âm theo lời khuyên và chỉ định của các bác sĩ mẹ nhé!
*Nguồn tham khảo:
- pasteur.com.vn
2. bvquanhoa.ytethanhhoa.gov.vn
3. vinmec.com
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/sieu-am-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong/