Chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi hợp lý
Thời đại ngày nay, các mẹ bầu đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng trong thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu năng lượng, vi chất, không cân đối giữa hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi dưỡng thai nhi và sinh con khỏe mạnh vượt trội. Quá trình trẻ trong bào thai là vô cùng quan trọng bởi lúc này trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào thể chất được cung cấp từ cơ thể mẹ. Việc mẹ bầu trang bị kiến thức tốt trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ lẫn bé tránh các bệnh, đủ sức sinh con, đủ sữa cung cấp thời gian đầu sau sinh.
Bên cạnh đó, việc mẹ bầu không cân đối giữa hoạt động và nghỉ ngơi dễ dẫn đến sức khỏe không tốt và tăng cân không đủ trong thời gian mang thai. Điều này khiến bào thai dễ bị suy dưỡng, suy thai, chậm phát triển về thể chất lẫn trí não.
Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất nhất có thể nếu muốn bé vượt trội hơn về thể chất. Cố gắng cân đối giữa việc hoạt động và nghỉ ngơi thư giãn để đảm bảo sức khỏe và tối ưu sự phát triển của thai nhi.
Tăng cường năng lượng và chất dinh dưỡng chính yếu trong từng bữa ăn
Năng lượng cần thiết cho mẹ bầu là khoảng 2200 kcal/ ngày trong 3 tháng đầu, 2560 kcal/ ngày trong 3 tháng giữa, 3030 kcal/ ngày trong 3 tháng cuối. Việc đáp ứng đầy đủ năng lượng theo từng giai đoạn thai kỳ sẽ sẽ giúp mẹ bầu luôn trong trạng thái đủ cân và đảm bảo lượng năng lượng nuôi dưỡng thai nhi tốt nhất. Việc tăng cân nhiều hay ít tùy thuộc một phần vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên kiểm soát cân nặng một cách hợp lý để tránh tình trạng quá thừa cân lẫn thiếu cân trầm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Chất đạm rất cần thiết để giúp xây dựng bảo thai, nhau thai và mô cơ thể mẹ bầu. Vì vậy, các chị em nên bổ sung chất đạm mỗi bằng các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng sữa, hạt các loại.
Bên cạnh đạm thì chất béo cũng rất cần thiết cho xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh thai nhi. Bổ sung chất béo mỗi ngày một cách khoa học giúp trẻ phát triển vượt trội về trí não, thông minh hơn khi chào đời. Các mẹ bầu nên sử dụng acid béo no có nhiều trong mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, nhưng không được vượt quá 10% khẩu phần bữa ăn. Ngoài ra, còn có acid béo không no có nhiều trong dầu thực vật như: dầu nành, dầu mè, dầu đậu phộng…
Tăng cường vitamin và khoáng chất
Vitamin A cần thiết cho mẹ bầu là khoảng 800µg/ngày, nhưng không được phép vượt quá nếu không rất dễ dẫn đến tình trạng quái thai. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm từ nguồn gốc động vật: gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt… rau quả có màu xanh, màu vàng, đỏ.
Vitamin D giúp cho sự hấp thu canxi và phospho, góp phần cấu tạo xương một cách tốt nhất. Thiếu vitamin D sẽ dẫn tới nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương. Phần lớn lượng vitamin D hấp thụ là từ anh sáng mặt trời buổi sáng sớm. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin D bằng thực phẩm như gan cá, trứng, bơ, sữa, các loại cá béo.
Vitamin B1 giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh tê phù, vitamin B1 có nhiều trong gạo và các loại hạt, thịt heo, các loại hạt đậu, rau, các loại sản phẩm từ nấm mốc, men, một số loài cá.
Tăng cường vi chất
Sắt rất cần thiết cho mẹ bầu lẫn thai nhi, giúp tăng cường hoạt chất hồng cầu, chống thiếu máu. Sắt thịt, gan động vật, bột dinh dưỡng, bột mì…
Iốt đóng vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai. Thực đơn hàng ngày của mẹ bầu thiếu iốt có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não, cân nặng sơ sinh thấp, ngoài ra dễ bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay chân, nói ngọng, điếc, câm, lé. Mẹ bầu có thể sử dụng muối ăn có bổ sung iốt (hàm lượng 200µg/ngày) hoặc các loại thực phẩm chứa iốt như cá biển, rong biển.
Các lưu ý về sinh hoạt
Mẹ bầu không nên kiêng khem quá nhiều, mỗi bữa ăn nên đa dạng thực phẩm và dưỡng chất. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại rau củ, hoa quả, nước ép kết hợp với thực phẩm hàng ngày để đảm bảo dưỡng chất. Tránh những món ăn vặt, thức ăn nhanh vì có nhiều hàm lượng chất béo, chất bảo quản dễ ảnh hưởng đến thai nhi và cơ thể mẹ bầu.
Tránh những sinh hoạt hay thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích. Không thức quá khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc 8 giờ mỗi tối và 1 giờ mỗi trưa. Không vận động quá mạnh như việc nặng trong nhà hoặc lao động nặng. Chỗ nghỉ ngơi thư giãn phải đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ.
Khám thai định kỳ thường xuyên, nếu có dấu hiệu bất thường phải ngay lập tức đi khám để có lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ chuyên ngành. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các mũi tiêm ngừa theo yêu cầu của y tế.